Thuốc Sorafenat 200mg

 Thuốc Sorafenat có Công dụng, Cách dùng và Giá bán như thế nào? là câu hỏi mà nhiều khách hàng quan tâm hiện nay khi sử dụng thuốc Sorafenat. Thuốc Sorafenat chứa hoạt chất Sorafenib là bước đột phá trong điều trị ung thư. Thuốc Sorafenat được chi định trong điều trị ung thư gan và thận, được sản xuất tại Ấn Độ.

Thông tin Thuốc Sorafenat

  • Thành phần: Sorafenib
  • Nhà sản xuất: Natco – Ấn Độ
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Đóng gói:  Hộp 120 viên
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị ung thư

Thành phần Thuốc Sorafenat

  • Thuốc Sorafenat chứa 200mg Sorafenib.

Dược lực học và dược động học

Dược lực học

  • Sorafenib là chất ức chế nhiều loại nội bào khác nhau và các kinase trên bề mặt tế bào. Trong đó, một số kinase được chứng minh có liên quan đến tín hiệu của các tế bào khối u và sự sinh mạch cũng như sự chết tế bào theo chu trình.
  • Hoạt chất Sorafenib tham gia quá trình ức chế sự phát triển các tế bào khối u ở biểu mô gan và ở tế bào thận của người. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng lên ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa và một số loại ung thư khác.
  • Cơ chế tác dụng của thuốc có thể là làm giảm các mạch máu đến khối u và tăng làm chết các tế bào khối u ở những tế bào biểu mô gan và thận, cũng như ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa.

Dược động học

  • Hấp thu: Sau khi uống, sinh khả dụng của viên thuốc Sorafenib chỉ đạt khoảng 38-49% so với dung dịch uống. Nồng độ đỉnh của thuốc Sorafenat đạt được sau 3 giờ dùng thuốc. Sinh khả dụng của thuốc giảm đi khi sử dụng chung với thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khoảng 29%.
  • Phân bố: Sorafenib gắn kết với protein huyết tương mạnh, tỉ lệ gắn kết lên đến 99,5%.
  • Chuyển hóa: quá trình chuyển hóa của Sorafenib tại gan chủ yếu nhờ vào quá trình oxy hóa, dưới tác dụng của emzym CYP3A4. Ngoài ra, nó còn tham gia phản ứng liên hợp với glucoronic nhờ vào UGT1A9.
  • Thải trừ: Khi dùng liều 100mg Sorafenib, sau 14 ngày có khoảng 96% thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể, trong đó có 77% được thải trừ qua phân và 19% thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa. Sorafenib dạng không chuyển hóa chỉ được thải trừ qua phân.

Thuốc Sorafenat điều trị trong trường hợp nào?

  • Thuốc Sorafenat dùng cho bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô thận tiến triển.
  • Thuốc Soraferat dùng cho bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô gan.
  • Bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô tuyến giáp biệt hóa tại chỗ hoặc di căn đã thất bại với điều trị với iod phóng xạ.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

  • Liều khuyến cáo của thuốc Sorafenat là 400mg (2 viên)/lần x 2 lần/ngày. Có thể uống khi ăn nhưng phải đảm bảo thức ăn chứa hàm lượng mỡ thấp.

Cách dùng

  • Dùng nguyên viên thuốc Sorafenat với 1 ít nước.
  • Nên duy trì điều trị liên tục cho tới khi thuốc không còn đáp ứng với bệnh nhân.

Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc Sorafenat cho những bệnh nhân quá mẫn với Sorafenib hoặc các thành phần tá dược của thuốc.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp là: tiêu chảy, cảm giác mệt mỏi, bị rụng tóc, nguy cơ nhiễm trùng, bị xuất hiện các phản ứng trên da tay và chân, phát ban.
  • Có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ, thủng đường tiêu hóa, viêm gan do thuốc, bệnh nhân bị xuất huyết, tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp cục bộ. Thông báo cho bác sĩ điều trị ngay khi xảy ra các tác dụng phụ trên.

Quá liều và xử lý

Quá liều

  • Liều tối đa cho phép khi sử dụng thuốc Sorafenat là 800mg, 2 lần/ngày. Khi vượt quá liều trên, sẽ gặp các tình trạng như tiêu chảy và phản ứng trên da như mẩn đỏ, phát ban.

Xử lý

  • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu quá liều khi dùng thuốc Sorafenat.
  • Nếu bệnh nhân dùng quá liều thuốc Sorafenat, ngừng sử dụng thuốc và tiến hành điều trị các triệu chứng và các biện pháp can thiệp hỗ trợ phù hợp.

Thuốc Sorafenat có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

  • Chưa có đủ dữ liệu chứng minh độ an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai.  Nên tránh sử dụng thuốc trong khi mang thai, cần phải thực sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Trong thời gian điều trị bằng Sorafenat, phụ nữ không nên mang thai.
  • Hiện chưa biết thuốc chứa thành phần Sorafenib có qua sữa mẹ hay không. Phụ nữ nên ngừng cho con bú nếu phải điều trị bằng Sorafenat.

Làm sao phân biệt Sorafenat thật và Sorafenat giả?

  • Quét mã QR trên hộp thuốc để kiểm tra các thông tin thuốc.
  • Kiểm tra tem chống giả trên hộp thuốc.
  • So sánh thông tin trên hộp thuốc với thông tin trên lọ và trên tờ hướng dẫn sử dụng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Waisan 50mg – Công dụng

Thuốc Zolgensma – Công dụng – Liều dùng

Dược lực học và dược động học của thuốc Votrient 400mg