Sử dụng Thuốc Soraheet 200mg cần lưu ý gì?

 

Sử dụng Thuốc Soraheet 200mg cần lưu ý gì?

Lưu ý chung

  •       Thuốc Soraheet có thể gây ra các tác dụng phụ thường thấy như:
  •       Giảm lưu lượng máu đến tim, đau tim: báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy khó thở, đau ngực và choáng váng.
  •       Chảy máu: nếu bệnh nhân bị chảy máu sau khi dùng Soraheet thì lập tức báo cho bác sĩ biết.
  •       Phản ứng da tay chân gây mẩn đỏ, đau sưng hay phồng rộp lòng bàn tay, chân: bác sĩ cần phải biết để thay đổi liều lượng sử dụng thuốc.
  •       Huyết áp cao: nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, nếu huyết áp vẫn cao trong 6 tuần điều trị bằng thuốc Soraheet thì cần phải ngừng sử dụng thuốc.
  •       Gây ra các vấn đề về gan dẫn đến suy gan và có thể tử vong. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như vàng da, nước tiểu màu trà đậm, tiêu chảy, phân lỏng, buồn nôn và đau bụng sau khi dùng thuốc thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc.

Đối tượng cụ thể:

  •       Với bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp khác biệt có thể thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp khi dùng Soraheet. Bác sĩ phải thường xuyên theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp (mỗi tháng 1 lần)  và có thể cần phải tăng liều lượng thuốc tuyến giáp cho bệnh nhân.
  •       Có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc tử vong thai nhi vì thế trong và sau 2 tuần điều trị bằng Sorafenib nên tránh tuyệt đối việc mang thai bằng cách cả đàn ông và phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả. 

Bảo quản

–       Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

–       Tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Waisan 50mg – Công dụng

Thuốc Zolgensma – Công dụng – Liều dùng

Dược lực học và dược động học của thuốc Votrient 400mg