Cơ chế tác động của bệnh nhiễm trùng đối với tim mạch

 Cơ chế tác động của bệnh nhiễm trùng đối với tim mạch

Biến chứng tim mạch là hậu quả của nhiều cơ chế tác động khác nhau trên bệnh nhân nhiễm trùng. Một số cơ chế tác động như sau:

Tác động trực tiếp: Do vi khuẩn, ký sinh trùng hay độc tố.Tác động qua trung gian: Phản ứng viêm tại chỗ hoặc đáp ứng viêm toàn thể.Tác động gián tiếp: Thiếu máu nặng hoặc tăng áp động mạch phổi.

Trong các biến chứng nhiễm trùng thì viêm phổi cộng đồng là nguyên nhân dẫn đến các biến cố tim mạch xuất hiện sớm, như suy tim, loạn nhịp tim, hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định.

Các yếu tố nguy cơ liên quan gồm:

Tuổi cao.Tăng lipid máu.Staphylococcus aureus hoặc Klebsiella pneumoniae.Tăng mức độ nặng viêm phổi.

Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch là hậu quả trên bệnh nhân nhiễm trùng.

2. Các biến chứng tim mạch trong bệnh nhiễm trùng

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

Đây là là tình trạng nhiễm trùng ở nội mạc tim do vi khuẩn hoặc nấm. Nhiễm trùng thường xảy ra ở van tim, có thể gây tử vong do suy tim cấp nếu không được điều trị.Việc điều trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh kết hợp với các thuốc hỗ trợ tim mạch giống như các trường hợp tổn thương tim không do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.Chỉ định phẫu thuật van tim thường được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu bệnh nhân nằm viện và trước khi hoàn tất liệu trình kháng sinh nhằm kiểm soát nhiễm trùng và cải thiện chức năng tim mạch.

Viêm cơ tim:

Bệnh nhân thường có các biểu hiện giống nhồi máu cơ tim cấp, loạn nhịp nhanh, block tim, tổn thương thượng tâm mạc gây viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim.Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh viêm cơ tim là sinh thiết.

Rối loạn nhịp tim:

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch này là do nhiễm HIV, rubella, thương hàn, leptospira… Ngoài ra, bệnh giang mai ở giai đoạn muộn có thể gây giãn động mạch, hở van động mạch chủ gây suy tim trái, hẹp, huyết khối động mạch vành. Các tác nhân nhiễm trùng còn có thể dẫn tới tình trạng viêm tĩnh mạch, viêm động mạch, phình mạch nấm, nhiễm trùng mạch ghép hay nhiễm trùng liên quan đến các dụng cụ trong mạch máu.Gần đây, HIV được coi là một yếu tố nguy cơ mới của bệnh tim mạch. Các rối loạn liên quan đến tim mạch có thể xảy ra đối với người bị HIV như bệnh màng ngoài tim và cơ tim, bệnh cơ tim do HIV, tràn dịch màng ngoài tim do lao, tăng áp động mạch phổi tương đối ít gặp nhưng tiên lượng xấu, bệnh huyết khối, bệnh động mạch ngoại vi.

Tóm lại, biến chứng tim mạch trên bệnh nhân nhiễm trùng là một rối loạn nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như khó thở, đau thắt ngực, tim đập nhanh… thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Waisan 50mg – Công dụng

Thuốc Zolgensma – Công dụng – Liều dùng

Dược lực học và dược động học của thuốc Votrient 400mg