Các bước điều trị bong gân ở chân?

 Các bước điều trị bong gân ở chân?

Điều trị

Hầu hết các trường hợp bong gân chân không cần phẫu thuật. Có 3 bước điều trị bong gân chân từ mức độ nhẹ đến nặng:

  • Bước 1: Bạn cần nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nề
  • Bước 2: Tập luyện nhằm sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ
  • Bước 3: Tiếp tục tập luyện, thích nghi và trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày

Quá trình này phải mất 3 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, 6-12 tuần đối với bong gân mức độ vừa và nặng.

Điều trị tại nhà:

Đối với bong gân mức độ nhẹ bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau càng sớm càng tốt:

  • Nghỉ ngơi, không đi lại trên chân bị chấn thương
  • Chườm đá tại vị trí sưng nề. Mỗi lần chườm 20-30 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần. Không chườm đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp vải khăn
  • Băng chun. Sử dụng băng chun băng ép nhẹ xung quang khớp cổ chân
  • Kê cao chân. Trong vòng 48 giờ đầu, nên kê cao chân cao hơn mức tim
  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề thông thường như Ibuprofen, alphachoay …

Đến bệnh viện

Những trường hợp bong gân mức độ vừa và nặng (khớp cổ chân sưng nề nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài việc giảm đau, chườm đá, kê cao chân, còn phải bất động.

Bất động bằng bột từ 1/3 trên cẳng chân xuống bàn ngón chân (bột bốt) trong thời gian tối thiểu 3 tuần. Sau bó bột là giai đoạn tập luyện.

Phẫu thuật

Bong gân rất hiếm khi phải phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định cho những bong bân mức độ nặng, điều trị bảo tổn không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững.

Phẫu thuật nội noi: sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp, lấy bỏ các mảnh bong sụn khớp (chuột khớp) nếu có. Khâu phục hồi dây chằng hoặc tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.

Một số lưu ý khi điều trị bong gân chân

Bong gân chân sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít của cấn thương. Dấu bầm tím quanh vết thương do máu tụ lại, nóng lên và ấn đau. Sau khi bạn bị chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân.

Mẹo lâu nay nhiều bệnh nhân vẫn truyền miệng nhau để thực hiện đó là chườm nóng, xoa dầu nóng… vào chỗ bong gân, đây là việc làm sai lầm khoi dùng phưng pháp điều trị này. Nếu sau khi bị bong gân, chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn. Sau khi thấy đỡ đau do chườm nóng thì nay bị đau gấp nhiều lần do máu chảy nhiều hơn, phản ứng viêm nặng hơn các khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi. Hậu quả là nhiều khi bong gân chân phải mất đến gần nửa năm mới về bình thường. Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh và các vết thương. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh.

Phương pháp xử lý vết thương là sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bạn hơi khó chịu. Tránh không chườm nước đá  trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. Băng ép bằng cách sử dụng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông. Mục đích không để máu dồn xuống chân làm sưng chân và sau đó nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn xử trí tiếp, giúp bong gân nhanh khỏi.

Lưu ý: Để hạn chế bong gân chân, chị em, phụ nữ nhất là ngoài 40 tuổi không nên đi giày cao gót quá 7cm lại vừa chật, sẽ làm bàn chân co duỗi không thoải mái, dễ bị bong gân và sẽ lâu lành, vì khi càng lớn tuổi, tình trạng cơ xương khớp không còn được chắc chắn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Waisan 50mg – Công dụng

Thuốc Zolgensma – Công dụng – Liều dùng

Dược lực học và dược động học của thuốc Votrient 400mg